Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VỀ ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ SẮP XẾP, THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN CƠ SỞ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 02/02/2024
 
 
 
Ngày 30/01/2024, UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch số 966 về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (viết tắt là Đề án).
 
   Ảnh minh họa - Vietnamnet: Một góc thành phố Huế từ trên cao
 
   Mục tiêu cụ thể nhằm tổ chức thực hiện nội dung lấy ý kiến cử tri đối với các đơn vị hành chính (ĐVHC) các phường, xã đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về sự cần thiết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đến mỗi cử tri. Từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri, động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực. Xác định đúng phạm vi, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, tổ chức lấy ý kiến cử tri phù hợp với đặc điểm dân cư, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.
   Về đối tượng cử tri lấy ý kiến
Là công dân đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại địa phương, có từ đủ 18 tuổi trở lên, tính từ thời điểm từ ngày 24/01/2024 trở về trước.
   Về phạm vi, nội dung lấy ý kiến
Phạm vi, nội dung lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri (Mẫu số: 4 hoặc 5) tương ứng với danh sách các phường, xã kèm theo Kế hoạch này, cụ thể:
   Về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Phạm vi lấy ý kiến của cử tri: Tại 36 phường, xã thuộc thành phố Huế.
- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và tên gọi mới sau khi thành lập thành phố là Thành phố Huế.
   Về Đề án chia thành phố Huế hiện hữu để thành lập thành 02 Quận phía Bắc và Quận phía Nam:
- Phạm vi lấy ý kiến của cử tri: Tại 36 phường, xã thuộc thành phố Huế.
- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án chia thành phố Huế hiện hữu thành 02 quận: Quận Phú Xuân (quận phía Bắc) và Quận Thuận Hóa (quận phía Nam).
   Về Đề án sắp xếp, thành lập các quận:
   a) Thành lập Quận phía Nam trên cơ sở chia tách, sắp xếp 22 ĐVHC cấp xã trong phạm vi ĐGHC thành phố Huế:
- Phạm vi lấy ý kiến cử tri tại: 22 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Huế (Phường: An Cựu, An Tây, Vỹ Dạ, Phước Vĩnh, Trường An, Phú Nhuận, Thủy Biều, Phú Hội, An Đông, Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Thủy Xuân,  Xuân Phú,  Thủy Vân, Phú Thượng, Thuận An; xã: Hương Phong, Thủy Bằng, Hải Dương, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh).
- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án thành lập Quận phía Nam thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở 22 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Huế và tên gọi mới sau khi thành lập quận là Quận Thuận Hóa.
   b) Thành lập Quận phía Bắc trên cơ sở chia tách, sắp xếp 14 ĐVHC cấp xã trong phạm vi ĐGHC thành phố Huế:
- Phạm vi lấy ý kiến cử tri tại: 14 ĐVHC cấp xã thành phố Huế (Phường: An Hòa, Đông Ba, Gia Hội, Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Kim Long, Hương Sơ, Hương Long, Phú Hậu, Hương An, Hương Vinh, Hương Hồ và xã Hương Thọ).
- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án thành lập Quận phía Bắc thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở 14 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Huế và tên gọi mới sau khi thành lập quận là Quận Phú Xuân.
   Về Đề án sắp xếp, thành lập các phường:
   Phạm vi lấy ý kiến cử tri tại: 09 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Huế (Phường: Thuận An, Hương Hồ, Xã: Hương Thọ, Thủy Bằng, Hương Phong, Hải Dương, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh).
- Lấy ý kiến cử tri về nội dung: Thành lập phường mới trên cơ sở nhập nguyên trạng ĐGHC của xã Hương Thọ và phường Hương Hồ (lấy ý kiến cử tri tại 02 ĐVHC gồm xã Hương Thọ và phường Hương Hồ) và tên gọi sau khi thành lập phường mới là phường Long Hồ.
- Lấy ý kiến cử tri về nội dung: Thành lập phường mới trên cơ sở nhập nguyên trạng ĐGHC của xã Hải Dương và phường Thuận An (lấy ý kiến cử tri tại 02 ĐVHC gồm xã Hải Dương và phường Thuận An) và tên gọi sau khi thành lập phường mới là phường Thuận An.
- Lấy ý kiến cử tri về nội dung: Thành lập phường mới trên cơ sở nhập nguyên trạng ĐGHC của 03 xã Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương (lấy ý kiến cử tri tại 03 ĐVHC gồm xã Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương) và tên gọi sau khi thành lập phường mới là phường Dương Nỗ.
- Lấy ý kiến cử tri về nội dung: Thành lập phường Thủy Bằng trên cơ sở nguyên trạng ĐGHC xã Thủy Bằng (lấy ý kiến cử tri tại xã Thủy Bằng) và tên gọi sau khi thành lập phường mới là phường Thủy Bằng.
- Lấy ý kiến cử tri về nội dung: Thành lập phường Hương Phong trên cơ sở nguyên trạng ĐGHC xã Hương Phong (lấy ý kiến cử tri tại xã Hương Phong) và tên gọi sau khi thành lập phường mới là phường Hương Phong.
   Về việc chuẩn bị và thành lập các Tổ lấy ý kiến cử tri
   Chuẩn bị lấy ý kiến
- UBND các phường, xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Rà soát, chốt danh sách cử tri đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến (xong chậm nhất ngày 25/02/2024 trừ các trường hợp đột xuất phát sinh theo quy định).
+ Ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, thành lập các Tổ công tác chỉ đạo, Tổ lấy ý kiến cử tri, hướng dẫn các thôn (tổ dân phố) triển khai việc lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 20/02/2024).
+ Tổ chức điền các thông tin vào Phiếu lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 25/02/2024).
+ Thành lập các Tổ lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 21/02/2024)
+ Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tập huấn cho thành viên của các Tổ lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 22/02/2024).
   Tổ chức lấy ý kiến cử tri
- Số lượng Tổ lấy ý kiến cử tri: Được thành lập theo địa bàn từng thôn (tổ dân phố), mỗi thôn (tổ dân phố) có 01 Tổ lấy ý kiến cử tri.
- Số lượng thành viên: Tùy theo tình hình thực tế, số hộ gia đình trong thôn (tổ dân phố) để quyết định số lượng, đồng thời đáp ứng yêu cầu về tiến độ lấy phiếu (định hướng số lượng từ 05-10 người).
- Định hướng cơ cấu, thành phần Tổ lấy ý kiến cử tri: Một Tổ có thể phân ra nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 2 đến 3 người, Tổ trưởng là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc Trưởng thôn (tổ dân phố)…; các Tổ viên đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và cử tri là công dân có uy tín ở thôn (tổ dân phố); Thư ký là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã hoặc người có trình độ tin học, có năng lực tổng hợp để hỗ trợ hiệu quả việc tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến.
- Nhiệm vụ của Tổ lấy ý kiến cử tri: Nhận Phiếu lấy ý kiến cử tri do UBND xã cấp kèm theo danh sách cử tri; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên khi đến các hộ gia đình thực hiện nhiệm vụ phát phiếu, thu phiếu lấy ý kiến cử tri; thực hiện việc kiểm phiếu, tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn về UBND xã.
   Về thời gian niêm yết và tổ chức lấy ý kiến cử tri
- Niêm yết danh sách cử tri từ ngày 25/01/2024 đến hết ngày 25/02/2024.
- Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri về Đề án từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 02/3/2024.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trước ngày 07/3/2024.
   Về tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến
- Bản tóm tắt Đề án thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương; các quận, thị xã thuộc thành phố, các phường thuộc quận, thị xã và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế (kèm theo Kế hoạch này).
- Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và các phường, xã; niêm yết tại trụ sở UBND thành phố, các phường, xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
   Về hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri
- Lấy ý kiến cử tri bằng hình thức phát phiếu theo hộ gia đình.
- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia lấy ý kiến. Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay. Trường hợp cử tri không biết chữ, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào phiếu thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
   Lưu ý: Căn cứ Nghị định số 54/2018/NĐ-CP và Nghị định số 66/2023/NĐ-CP của Chính phủ, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương, hình thức và việc tổ chức lấy ý kiến cử tri do UBND cấp xã quyết định; tuy nhiên phải đảm bảo công bằng, dân chủ và thuận lợi nhất cho người dân và chính quyền.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 767.004
Truy cập hiện tại 259